Môi trường sinh sống Hải ly

Môi trường sinh sống của hải ly là vùng đất ven sông lạch, bao gồm cả đáy suối. Các hoạt động của hải ly trong hàng ngàn năm qua tại Bắc bán cầu đã làm cho hệ thống sông nước nơi này lành mạnh và tốt mặc dù con người quan sát thấy cây bị gãy đổ và nghĩ rằng loài hải ly làm điều ngược lại, bất lợi cho hệ thống sông nước.

Hải ly là một loài có tính chất quyết định đối với hệ sinh thái qua việc tạo ra vùng đất ngập nước cho những loài vật khác sử dụng.

Ảnh hưởng của hải ly đối với cây cối

  • Những cây này có đường kính lên đến 250 mm (9,8 in) nhưng bị hải ly cắn đứt trong 1 đêm.
  • Cây bị hải ly cắn đứt ở phần trên khỏi mặt đất vì chúng làm việc này khi mặt đất còn bị tuyết phủ
  • Một cây bị hải ly cắn giữa chừng bỏ lại
  • Đập hải ly

Hải ly hạ cây vì nhiều lý do. Chúng hạ cây trưởng thành và lớn, thường thường trong những vị trí chiến lược để làm cơ sở cho việc xây đập. Chúng hạ cây con, đặc biệt là cây non để ăn. Những vũng nước do hải ly tạo ra cũng làm chết cây vì ngập úng.

Vai trò chính yếu của đập: ổ của hải ly

Đập hải ly được tạo ra như nơi bảo vệ chống lại các thú săn mồi như chồn, cáo, sói, gấu và cũng để dễ dàng tìm thức ăn trong mùa đông. Hải ly luôn làm việc trong đêm và là những thú xây giỏi xây dựng. Chúng dùng hai chân có móng vuốt phía trước để mang bùn và đá và kéo cây bằng răng. Vì thế việc phá đập hải ly mà không tiêu diệt chúng thì rất khó, đặc biệt nếu đập nằm ở hạ nguồn thì rất dễ cho chúng kéo gỗ xuống để xây dựng lại đập. Hải ly có thể xây lại đập như thế chỉ trong 1 đêm.

Hình thể đập

Công viên Quốc gia Núi lửa Lassen.

Một con hải ly tạo hình thể đập theo sức chảy của nước. Nếu nơi nước yên tĩnh thì đập gần như có hình thể thẳng; nếu đập nằm ở nơi có nước chảy xiết thì đập có hình thể cong với hình cung quay về hướng thượng nguồn. Hải ly dùng gỗ trôi, liễu xanh, bạch dương và dương; và chúng trộn chung với bùn và đá để làm cho đập được chắc chắn.

Hải ly được biết là có xây những đập rất lớn.[12] Đập lớn nhất được khám phá tại Bắc Alberta qua ảnh vệ tinh năm 2007 có chiều dài khoảng 2.790 ft (850 mét),[13] vượt qua kỷ lục trước đây được tìm thấy gần Three Forks, Montana dài 2.140 ft (650 m), cao 14 ft (4,3 m) và dày 23 ft (7,0 m).[14] Khi ngập lụt do hải ly gây ra, các dụng cụ kiểm soát mực nước hiện đại có thể được lắp đặt như một giải pháp tốt cho môi trường và tiết kiệm hữu hiệu. Thiệt hại về cây cối có thể ngăn ngừa được bằng cách quấn những tấm kim loại quanh gốc cây.[15]

Điều gì khiến hải ly xây đập

Chủ yếu là nghe tiếng nước chảy trong thời gian dài đã khiến hải ly xây đập. Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu dựa trên các hoạt động môi trường sống của hải ly cho thấy chúng có thể bị kích thích bởi một loạt các tác động, không chỉ có âm thanh của nước chảy (như thấy sự chuyển động của nước). Trong hai cuộc thí nghiệm, Wilson (1971) và Richard (1967, 1980) đã chứng minh rằng mặc dù hải ly sẽ chất thành đống các vật liệu gần bên một cái loa phát ra âm thanh tiếng nước chảy,[16] chúng chỉ làm vậy sau một khoảng thời gian khá lâu. Ngoài ra, khi hải ly thấy một ống nước dẫn nước đi qua đập của chúng thì sau đó chúng sẽ chặn đứng dòng nước bằng cách bịt kín ống nước này bằng bùn và cây cỏ. Người ta quan sát thấy hải ly sẽ làm vậy cho dù ống nước kéo dài lên phía thượng nguồn vài mét hoặc nằm ở đáy dòng suối như thế không sinh ra âm thanh nước chảy. Hải ly thường sửa chữa đập hư và xây nó cao hơn khi âm thanh vẫn còn tiếp diễn. Tuy nhiên, trong mùa nước nổi, chúng thường để cho nước chảy tự do ngang trên đập của chúng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hải ly http://animal.discovery.com/mammals/beaver/ http://www.geostrategis.com/p_beavers-longestdam.h... http://books.google.com/books?id=ET4AAAAAQAAJ http://www.naturealmanac.com/archive/beaver_dams/b... http://www.departments.bucknell.edu/biology/resour... http://abob.libs.uga.edu/bobk/bbeavdam.html http://purl.galileo.usg.edu/ugafax/QL737xR6xD84 http://www.itis.usda.gov/servlet/SingleRpt/SingleR... http://home.earthlink.net/~scouters2/beaver.html http://www.BeaversWW.org